Đề xuất trình UNESCO di tích thành Cổ Loa

Tags: Cổ Loa, Việt Nam, Thành Cổ Loa, UBND TP Hà Nội, Bộ VH, Thành cổ Hà Nội, An Dương Vương, di tích, đề nghị, xây dựng, đề xuất, xuất trình, tích cổ, khu

– Bộ VH, TTDL cho biết, Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội đã đề nghị Thành ủy, UBND TP Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu di tích thành Cổ Loa là Di sản văn hóa thế giới.

Khu di tích thành Cổ Loa, cách trung tâm Hà Nội 17km, thuộc huyện Ðông Anh, Hà Nội có diện tích bảo tồn gần 500ha.

Đây là toà thành cổ bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Đây cũng là từng kinh đô của nhà nước Đại Việt thời Ngô Quyền vào thế kỷ thứ 10.

Thành Cổ Loa được các nhà khoa học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào loại bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Năm 1962, Cổ Loa được xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp nhà nước. Di tích này có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu.

Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (Thành ngoại) chu vi 8km, vòng giữa (Thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5km và vòng trong cùng (Thành nội, hình chữ nhật, chu vi 1,6km).

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ.

Khu vực thành nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.

Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam.

Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; Về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; Về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thuỷ… Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Một số hình ảnh về di tích Cổ Loa, xưa và nay:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thành Cổ Loa trong những tư liệu xưa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cổng Tam quan đình Cổ Loa

Ảnh minh họa

Tiền sảnh “Ngự triều di quy” trong đình Cổ Loa – nơi họp hành của văn võ bá quan

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cổng Tam quan đền thờ An Dương Vương

Ảnh minh họa

Hồ trước cổng đền An Dương Vương, có Giếng Ngọc tương truyền là nơi Trọng Thuỷ trẫm mình

Ảnh minh họa

Hội đền thờ An Dương Vương (còn gọi là hội đền Cổ Loa) vào tháng Giêng Âm lịch

Ảnh minh họa

Nhà bia thành Cổ Loa

Ảnh minh họa

Cây đa nghìn tuổi do Ngô Quyền trồng năm 938 khi chọn Cổ Loa làm kinh đô

Lan Anh

This entry was posted in Thời Sự and tagged . Bookmark the permalink.

Leave a comment